Campuchia 40 năm sau thời cùng Việt Nam chịu đựng bom Mỹ

mesu mesu @mesu

Campuchia 40 năm sau thời cùng Việt Nam chịu đựng bom Mỹ

Loạt ký sự 40 năm chiến tranh Đông Dương ở phía tây Trường Sơn, của 2 nhà báo Gia Hiền & Đức Hoàng, phát trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả...

21/04/2015 04:31 PM
313

Nhà báo Đức Hoàng kể:
Thế là chúng tôi đi. Trong những ngày đầu, chúng tôi đến Phnom Penh với hy vọng là sẽ tìm được một số tổ chức đầu mối, ví dụ hội cựu chiến binh, ví dụ tổ chức rà phá bom mìn để từ đấy họ cung cấp cho chúng tôicác đầu mối khác ở biên giới.

Tuy nhiên sau 2 ngày ở Phnom Penh gần như chúng tôi không thu hoạch được gì. Campuchia họ có cơ chế hành chính rất giống Việt Nam. Phải qua A, phải qua B, phải có con dấu của nơi nọ, điện thoại hoặc chữ ký ông kia, phải có hẹn lịch, bây giờ tôi bận, gần như chúng tôi không thu hoạch được gì.
Câu chuyện lại trở lại với lo ngại ban đầu, cảm giác như bị bí rồi, tuy nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục đi. Công ty Viettel có 2 công ty ở Lào và Campuchia là thuận lợi rất lớn bởi vì những công ty đấy có chi nhánh đến từng huyện, thậm chí từng xã và có phương tiện có phiên dịch, thế là đủ rồi. Phương tiện ở đây là ô tô. Chúng tôi không thể tìm được « tua » du lịch nào sang đấy cả. Sang đấy thuê ô tô, thuê người lái là cả một vấn đề. Nhưng tận dụng được của Viettel có chi nhánh mở rộng và am hiểu thị trường cùng dân cư ở đấy là một thuận lợi rất lớn cho chúng tôi. Và thực tế đúng như thế. Việc có người lái xe kiêm hướng đạo và kiêm cả phiên dịch là một thuận lợi rất lớn. Nếu ở đài truyền hình khác thì không thể làm được như thế.
   - Ảnh 1
Cầu Neak Leuông, khánh thành 6/4 vừa qua, nối Campuchia và Việt Nam
Sau khi rời Phnom Penh mà không có gì cả, chúng tôi đến Svây- riêng, tới một cái cầu. Cái cầu ấy tên là cầu Neak Leuông, ngày 6/4 vừa qua nó khánh thành. Cầu đấy dài hơn 2 km. Có một điều rất đặc biệt, qua cái cầu đấy đi một tý sang bên kia là bến phà đầu tiên, tất cả những người Việt Nam đi đường bộ sang Campuchia là đều đi cái phà đấy. Từ Việt Nam đi là Bình Phước là sẽ đều qua cái phà đấy. Nó không thơ mộng, nhưng nó gần như cái ải đầu tiên mà tất cả mọi người đều qua, mọi người Việt Nam đều biết nó vì nó đi sang Campuchia bằng đường bộ 100%.

Neak Leuong đấy và khu vực quanh đấy gắn với một sự kiện rất đau thương hồi xưa ở Campuchia. Đấy là vào năm 1973, tháng 3, người Mỹ trong lần không kích cuối cùng, có lẽ là cuối cùng và rút về thì thừa bom và trút xuống đấy 30 tấn cuối cùng, 30 tấn đấy hủy hoại rất nhiều thứ.

Có nhiều người vẫn còn nhớ sự kiện đấy. Chúng tôi đến có nhân chứng gia đình họ chết mấy người trong cuộc đấy. Những bà lão kể bà chị của bà ấy bị cắt đôi người.

Cầu Neak Leuông với làng Preykdei là nơi hứng những quả bom Mỹ đầu tiên ném xuống Campuchia, năm 1969. Tuy nhiên là nơi đầu tiên nhưng không phải là nơi cuối cùng, những năm sau đấy vẫn bị ném bom khá dữ dội, và một cách rất tự thân là những người dân ở đấy trốn hết vì bom đạn giết nhiều người của họ quá. Ăn bát cơm cũng không ngon nữa. Chúng tôi ghi được câu chuyện ở đấy.

Nhưng khi đến quay phim cầu Neak Leuông thì không biết quay cái gì nữa vì hỏi người dân ở đấy họ bảo ừ ngày xưa ở đây ném bom nhiều lắm. Hỏi tìm người nạn nhân hiện nay còn không thì họ cũng không chỉ ra được. Vấn đề là ở chỗ này, cái gọi là chiến tranh và mất mát ở Campuchia thì bóng ma Polpot quá lớn.

Và nó khiến cho về mặt định tính thì nó khiến cho người ta không còn nhớ giai đoạn những quả bom Mỹ trước đây nữa, về mặt định lượng nó chà đi xát lại lên phần vết thương mà người Mỹ đã gây ra trước đấy, ví dụ người này có thể bị thương, con cái họ có thể bị chết vì Polpot nên câu chuyện ấy bị xóa đi hoàn toàn. Có thể người này sống sốt thời bom Mỹ nhưng lại chết thời Polpot nên câu chuyện lại xóa đi nốt. Thành ra hỏi có người bị thương, có người nhân chứng còn sống không, gần như vô vọng vì rất nhiều câu chuyện sau đấy kể là bị Polpot giết chỗ này chỗ kia. Nó chà đi xát lại ở đấy nó trở thành phần câu chuyện tuy đau thương nhưng không đau thương bằng những thứ khác. Rất khó tìm, sau đấy chúng tôi tìm đến ông trưởng làng Preykdei và câu chuyện bắt đầu từ đây. Ông trưởng làng đấy chính là người du kích năm xưa tham gia đánh Mỹ, ngoài 60, tên là ông Chalit…

Cơ hội luôn đẻ ra cơ hội…

Xem video: QPVN-Ký sự Đông Dương [Giới thiệu]



NGUYỄN QUỐC
ghi

























































































































































































































Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý