Cuộc thực nghiệm truy tìm kẻ "cắt tai, mài vỏ" bình gas gây sốc

daikieu daikieu @daikieu

Cuộc thực nghiệm truy tìm kẻ "cắt tai, mài vỏ" bình gas gây sốc

Cuộc thực nghiệm truy tìm kẻ cắt tai, mài vỏ bình gas vừa diễn ra khiến nhiều người bất ngờ.

25/09/2017 05:50 PM
516

Cuộc thực nghiệm truy tìm kẻ "cắt tai, mài vỏ" bình gas vừa diễn ra khiến nhiều người bất ngờ.

Cuộc thực nghiệm truy tìm kẻ “cắt tai mài vỏ” bình gas gây sốc

Theo VTC News, vụ án "cắt tai, mài vỏ" bình gas, sang chiết trái phép để chiếm dụng số lượng lớn vỏ bình hàng loạt bình gas của một công ty ở Quảng Ninh xảy ra vào năm 2013 gây chấn động với người tiêu dùng. Sau khi đưa ra xét xử, vị giám đốc của công ty này đã phải lĩnh 9 tháng tù treo do hành vi phi pháp và coi thường tính mạng người tiêu dùng.

Mới đây, ngày 25/5/2017, Công an Tây Ninh đã thu giữ trên 6.000 vỏ bình gas các loại của Công ty TNHH TM SX Thái Dương cũng với hành vi "cắt tai mài vỏ". Nhiều vỏ bình gas của các doanh nghiệp khác bị mài mòn nhãn hiệu, thay thế bằng nhãn hiệu Thái Dương rồi được bán lại cho khách hàng, đại lý cả trong lẫn ngoài tỉnh Tây Ninh.

Trong khoảng tháng 9/2017, trên thị trường gas ở Hà Nội và một số tỉnh như: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam… đã liên tục xuất hiện các bình gas giả được bán ra thị trường. Điều này khiến người tiêu dùng hoang mang, còn doanh nghiệp sản xuất gas uy tín thì khốn đốn với những chiêu trò ăn cắp của các công ty làm gas lậu.

Cuộc thực nghiệm truy tìm kẻ "cắt tai, mài vỏ" bình gas gây sốc - Ảnh 1Phóng to

Thương hiệu Đại Lộc gas sử dụng bình của một thương hiệu khác. 

Trước tình hình trên, Hiệp hội Gas Hà Nội cùng với các công ty Hồng Hà Gas; An Dương Gas; Venus Gas; Dầu khí Gia Định; Công ty CP Vật tư, Thiết bị dầu khí Việt Nam; Công ty CP Dầu khí Sài Gòn Hà Nội, Công ty CP Kinh doanh Khí Miền Bắc… đã đồng loạt gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo việc một số công ty kinh doanh gas khác như Đại Lộc Gas, Vạn Lộc Gas… sử dụng thủ đoạn thu gom vỏ bình của hãng khác về “phù phép” thành hãng của mình nhằm thu lợi bất chính, gây nguy hiểm đến người tiêu dùng.

“Đây là loại hình tương tự như ăn cướp. Họ không muốn đầu tư, họ chỉ muốn hưởng thụ, họ chà đạp lên nhân cách chỉ với mục đích là có tiền. Bằng bất cứ hình thức gì kể cả là phi pháp - họ biết rất rõ điều đó”, đơn tố cáo nêu rõ.

Để đưa ra các bằng chứng về sự việc, chiều 23/9, tại sân nhà máy sản xuất vỏ bình gas của một công ty dầu khí ở Bắc Ninh, đại diện các công ty trên đã tổ chức một buổi thực nghiệm có sự chứng kiến của nhiều cơ quan báo chí.

Đại diện công ty Hồng Hà Gas cho hay, để có được những bình gas nghi là giả này, đơn vị đã phải rất vất vả để theo dõi và thâm nhập vào hang ổ của những kẻ thu gom bình gas lậu rồi thu mua về thực nghiệm.

Tại buổi thực nghiệm, khá nhiều bình gas của các thương hiệu khác nhau được đưa tới. Thoạt nhìn sẽ không thể nhận biết được những bình gas này có điều gì lạ. Có khác chăng chỉ là chúng có màu sắc và logo của những thương hiệu khác nhau.

Đại diễn hãng Gas Venus cho hay: "Đây là những bình gas nghi là bình của chúng tôi đã bị một số công ty khác lấy lại mài vỏ, cắt tai và làm giả trên thị trường. Chúng tôi đang thu gom, tập kết tại đây để làm bằng chứng giao nộp cho cơ quan chức năng. Một số bình họ xóa dấu vết sạch sẽ bên ngoài nên chúng tôi phải cắt đôi vỏ bình ra mới có thể nhận diện chính xác được".

Bắt đầu thực nghiệm, 2 công nhân đã lấy ngẫu nhiên ra hai bình gas để tháo van và khử sạch khí gas bên trong rồi thực hiện việc cưa đôi chiếc bình. Trong hai chiếc bình được cưa đôi, một bình có đóng logo Vạn Lộc Gas, một chiếc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thế nhưng, sau khi cưa đôi bình gas, bên trong thân bình đã hiện rõ logo của hãng PV Gas và Hồng Hà Gas được dập nổi. Sự việc này khiến nhiều người theo dõi buổi thực nghiệm ngỡ ngàng.

Theo báo Doanh nghiệp VN, trước sự việc, ông Lê Văn Anh- đại diện Hồng Hà Gas bức xúc nói: Để sản xuất ra những chiếc bình này, chúng tôi mất chi phí khoảng 500 đến 700 nghìn đồng, trong đó 80% là chi phí cho chiếc van và thân bình, 20% còn lại là cho tai và đế gas. Phần vỏ bình của Hồng Hà Gas chúng tôi làm bằng thép SG255, dày 2.6mm theo tiêu chuẩn JIS G3116. Nếu các doanh nghiệp khác chiếm dụng bình, thay tai và đế là họ đã giảm được đến 80% chi phí sản xuất.

Chỉ tay vào một bình gas có dấu hiệu được làm giả, ông Văn Anh giải thích: Chiếc bình này được ăn cắp một cách trắng trợn. Tai, thân bình và đế đều được in chữ dập nổi là của hãng Vina Gas nhưng chúng đã in chữ Đại Lộc Gas đè lên thân bình. Không chỉ ăn cắp vỏ bình của doanh nghiệp Vina Gas, chúng còn ghi địa chỉ sản xuất và nguồn gốc xuất sứ để đánh lừa người tiêu dùng.

Khi xảy ra sự cố, bình gas là của công ty A nhưng lại bị công ty B chiếm dụng. Nếu cơ quan chức năng không làm rõ trách nhiệm thì hầu như người tiêu dùng không được đền bù thiệt hại. Đương nhiên, người dân sẽ rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.

Khi có vụ việc xảy ra hoặc bị phát hiện các công ty ăn cắp bình gas sẽ tìm cách phủi tay nhanh chóng. Họ nói rằng, bình này không phải của họ. Chỉ vì thương hiệu của họ quá nổi tiếng nên bị các đơn vị khác làm giả để bán ra thị trường.

Sự việc này là có thật, đã từng xảy ra nên tôi mới cảnh báo cho người tiêu dùng. Nếu là người thông thái thì cần tỉnh táo nhận biết được bình gas thật và giả để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất cho gia đình, tránh nguy cơ rủi ro xảy ra, ông Hồ Xuân Gia – đại diện hãng Gas Venus cho biết.

Mỗi năm Hồng Hà Gas mất hơn 100 nghìn chiếc vỏ bình

Đặc biệt, vị đại diện Hồng Hà Gas cho biết, mỗi năm trung bình doanh nghiệp này bị mất hơn 100 nghìn chiếc vỏ bình tương đương với việc họ phải sản xuất thêm tương ướng với số bình gas bị mất. Không chỉ có Hồng Hà, nhiều doanh nghiệp như An Dương Gas, Vina Gas, PV Gas, Venus Gas... đều ở trong tình trạng chung là bị đánh cắp vỏ bình. Tính riêng các doanh nghiệp ở Hiệp hội Gas Hà Nội, mỗi năm cũng đã mất hơn triệu chiếc bình, tương đương với con số bình gas được làm giả và tung ra thị trường.

Các công ty ăn cắp bình không mất chi phí sản xuất vỏ, hoặc mất một chi phí rất thấp nên giá gas đưa ra thị trường rẻ hơn, chiết khấu cho các đại lý cao hơn nên ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng.

Đại diện Công ty gas Venus chia sẻ: Rõ ràng những doanh nghiệp này đang coi tính mạng của người dân là rơm rác bằng cách mài vỏ bình gas đến mức chiều dày tối thiểu rồi in thương hiệu của họ lên để cung cấp cho người dân. Đối với người dân, họ đâu hiểu rằng đây thật sự là đang chứa một quả bom trong nhà. Không ai có thể bảo đảm được rằng những; quả bom; này sẽ phát nổ khi nào.

Trao đổi với báo chí, một chuyên gia trong lĩnh vực gas cho biết, người tiêu dùng Việt có thói quen sử dụng gas chỉ quan tâm đến giá cả mà không để ý đến thương hiệu. Đôi khi, người tiêu dùng quá tin tưởng vào các đại lý gas nên được chở tới bình nào thì sử dụng bình đó.

Cuộc thực nghiệm truy tìm kẻ "cắt tai, mài vỏ" bình gas gây sốc - Ảnh 2Phóng to

Vỏ ngoài là gas Đại Lộc, nhưng bên trong lại dập nổi nhãn hiệu Hồng Hà Gas. Ảnh: VTC News

Chỉ cần rẻ hơn từ 10 đến 20.0000 đồng là họ sẵn sàng sử dụng mà không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ. Các doanh nghiệp kinh doanh bằng hình thức ăn cướp nắm bắt được tâm lý, thói quen này của người tiêu dùng để tìm kiếm, lừa đảo khách hàng.

Theo quy trình nghiêm ngặt của việc cung cấp bình gas đến người tiêu dùng, các công ty phải đảm bảo các yếu tố kiểm tra điều kiện an toàn mới được phép xuất xưởng. Hành động đánh cắp bình gas và chiết nạp lậu đương nhiên là không tuân thủ quy định nào.

Bởi vậy, việc sử dụng bình gas không chính hãng rõ ràng sẽ ngây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Khi bình bị bào mòn, thay tai, thay đế sẽ không đảm bảo chất lượng rất dễ dẫn tới nguy cơ cháy nổ. Gần như những chiếc bình bị chiếm dụng 100% đều là bình không được kiểm định nguồn gốc xuất sứ, được triết lậu, trốn thuế khi bán ra thị trường.

Mỗi năm, báo chí đưa tin về rất nhiều các vụ cháy nổ làm cháy nhà, chết người có liên quan đến bình gas. Tất cả các vụ cháy nổ trên khi cơ quan chức năng điều tra thường phát hiện bình gas đó không phải của hãng mà mà được triết nạp lậu.

Những doanh nghiệp ăn cướp thường không quan tâm đến chất cũng như kiểm định độ an toàn của sản phẩm khi bán ra thị trường. Mục đích của họ là quan tâm đến lợi nhuận nhưng không phải đầu tư” - vị chuyên gia chia sẻ.

(Tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý