Dân công sở tính kế vượt 'bão giá'

mesu mesu @mesu

Dân công sở tính kế vượt 'bão giá'

Trong khi các ông chồng vẫn đang vui vẻ chúc tụng nhau ngoài quán bia thì chị em công sở lại đau đầu cùng nhau ngồi tính kế vượt qua ‘bão giá”.

05/05/2011 06:32 AM
35,895

“Thắt lưng buộc bụng mà cuộc sống không buồn”

Không buồn rầu, không kêu ca, đau khổ vì "bão giá", nhiều chị em công sở rỉ tai nhau những kinh nghiệm cho sinh hoạt gia đình làm sao để “thắt lưng buộc bụng” mà không thấy cuộc sống buồn rầu, chán nản.

Nhiều người trong cùng công sở rủ nhau thay vì đi làm ăn cơm trưa bên ngoài thì mang cơm theo đi làm. Đến buổi trưa, mọi người cùng mở đồ ăn ra ăn chung, được nhiều món, mà lại vui.

Nhiều chị em trong cùng công sở rủ nhau thay vì đi làm ăn cơm trưa ngoài thì mang cơm theo đi làm


Những quy tắc được nhiều chị em văn phòng quán triệt: Ít ăn ngoài hơn mà mua về nhà làm rồi cùng ăn; Không mua sắm thêm quần áo không cần thiết; Không đi xem phim ca nhạc ở ngoài nhưng thuê đĩa về xem cả nhà; Thay vì hẹn bạn ở quán ăn, thì gặp nhau ở quán trà; Không du lich xa mà du lịch gần kiểu cắm trại, cuối tuần về quê chơi dã ngoại cho rẻ và trong lành thay vì ở thành phố đi shopping, siêu thị hay đi chơi xa.

Các chị em cũng rỉ tai nhau kinh nghiệm chống stress trong lúc “thắt lưng buộc bụng”. Nhiều gia đình nghĩ ra cách giải trí chung với nhau mà không tốn tiền như cùng ngồi xem chung TV buổi tối để tiết kiệm điện, cuối tuần cùng nhau ra công viên đi bộ để vừa thư giãn lại vừa bỏ thói quen đi mua sắm…

Chi li hơn, nhiều chị em còn lên cả thực đơn ăn mùa bão giá sao cho vẫn ngon mà lại đảm bảo đủ chất: Cháo sườn (nấu từ cơm nguội), làm kimbab cuộn đi làm để hết cơm thừa hôm trước, dọn tủ lạnh thường xuyên để nấu được các món rau củ tổng hợp còn thừa lại trong tủ…

Nhờ những cách tiết kiệm này, nhiều chị em đang cảm thấy thoải mái hơn vì không bị căng thẳng khi phải tiết kiệm mà vẫn có cảm giác mình sống có ích hơn.

'Bão giá" khiến vợ chồng… yêu nhau hơn

Nhiều chị em đang rỉ tai nhau cách tranh thủ lúc khó khăn, kéo được ông xã quay lại thuở hàn vi, cùng 'đồng cam cộng khổ' với nhau.

Thay vì mỗi người một xe máy đi làm như trước, nhiều người lấy lí do xăng tăng, tốn tiền đi lại mà cùng 'thiết kế' đường đi làm cho cả 2 vợ chồng rồi cùng đi chung xe để tiết kiệm được xăng.

Công sở được trang bị thêm tủ lạnh, lò vi sóng để giữ thức ăn mang đi làm
 


Với những ông chồng ham nhậu, nhiều bà vợ kiên quyết cắt giảm chi phí cho việc bia bọt, quán xá với mục tiêu “dành tiền cho tương lai con em chúng ta”.

Nhờ thế, bữa cơm tối của nhiều gia đình trong thời khủng hoảng bỗng nhiên được... đầm ấm hơn vì các đấng mày râu về nhà đúng giờ.

Một số siêu thị tranh thủ dịp 'bão giá' có tung chiêu khuyến mại giảm giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống vào cuối ngày.

Nhờ thế, một số chị em có thêm lựa chọn cuối ngày tập thể dục bằng cách đi bộ ra khu siêu thị gần nhà, chờ đến 9h tối để mua được rau sạch, thịt sạch với giá cả đôi khi còn rẻ hơn cả ngoài chợ.

Nhờ việc chăm chỉ nấu ăn nhà, chăm lo thực đơn cho gia đình hơn mà không ít người vốn là dân công sở, ngại bếp núc đang chia sẻ rằng, khi dành nhiều thời gian hơn cho việc nấu nướng thì mọi người trong nhà cũng có ý thức để ăn chung với nhau hơn, chia sẻ với nhau mọi chuyện nhiều hơn.

Và một số cặp vợ chồng bật mí 'như đang sống lại thuở hàn vi'...

Các gợi ý cho bà nội trợ tiết kiệm mùa bão giá

1. Trước tiên, bạn hãy xem xét giá ở các cửa hàng và chợ quanh khu vực cư trú, cần đặc biệt lưu tâm đến những mặt hàng thiết yếu đối với gia đình mình. Luôn mua hàng ở những nơi có giá bán hạ nhất. Những khi cần thiết có thể đi xa hơn để mua cho rẻ hơn với điều kiện là sẽ mua với số lượng lớn. Hãy mua các mặt hàng thiết yếu nhất cho gia đình một lần hoặc cho cả tuần hoặc 2 lần trong một tháng.

2. Trước khi đi chợ tốt nhất hãy nghĩ đến thực đơn chi tiết. Bằng cách biết chắc bạn cần những gì, bạn có thể mua với số lượng nhiều với chi phí thấp hơn. Đồng thời, thực phẩm trong mỗi bữa ăn gia đình sẽ vừa đủ hơn thay vì thừa thãi. Khi đi chợ phải mang theo danh sách những mặt hàng cơ bản sẽ mua, song nên biết hạn chế đến mức tối đa việc mua sắm những vật phẩm chưa thật cần thiết.

3. Sản phẩm chia thành suất hoặc đã chế biến sẵn bao giờ cũng đắt hơn bán xô, những thứ được đóng gói hàng đắt vì bao bì cũng là tiền. Bạn nên hạn chế mua những thứ đó. Không mua những loại rau, quả trái mùa hoặc cuối mùa mà phải biết thay thế hợp lý.

4. Mỗi khi đến cửa hàng hoặc vào chợ đừng nên ngó ngàng nhiều nơi mà chỉ nên mua ngay những gì đã dự định từ nhà. Đừng nên “nể nang”, “mềm lòng” trước những lời chào mời của người bán

5. Mỗi khi từ cửa hàng về nhất định phải kiểm tra lại xem mình đã tiêu hết bao nhiêu tiền, thứ gì mình mua thuộc loại đắt tiền, những gì đã mua theo thói quen chứ chẳng phải mua do nhu cầu thực tế.

6. Trong gian bếp nên có một cuốn sổ ghi “nguyện vọng” của mọi thành viên trong gia đình để theo dõi thời gian tới ai có nhu cầu thích ăn món gì. Quyển sổ này sẽ giúp bạn chi tiêu chính xác hơn.

(tổng hợp)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý