Làm thế nào để trở thành cha/mẹ kế tốt?

sakura1 sakura1 @sakura1

Làm thế nào để trở thành cha/mẹ kế tốt?

Nuôi dạy con riêng của chồng, con riêng của vợ không phải là việc đơn giản. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể biến công việc khó khăn đó trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

15/10/2017 11:44 AM
195

Nuôi dạy con riêng của chồng, con riêng của vợ không phải là việc đơn giản. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể biến công việc khó khăn đó trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Hãy tìm hiểu trẻ và áp dụng các biện pháp phù hợp để cuộc sống gia đình bạn trở nên hạnh phúc hơn.

Không có một công thức chính xác nào cho một gia đình "bình thường". Mỗi gia đình đều có nét riêng và là tổng hợp của tất cả các cá nhân trong tổng thể đó. Các bậc cha mẹ, dù là cha mẹ đẻ hay cha mẹ kế, đều có chung mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành, hạnh phúc. 

Làm thế nào để trở thành cha/mẹ kế tốt?

Hãy kiên nhẫn xây dựng mối quan hệ với con riêng của chồng, con riêng của vợ. Đây là bí quyết số một để thành công. Hãy tìm hiểu kỹ đứa trẻ và đừng quá cố gắng hay quá vội vàng để thay đổi chúng. Không nên thiếu kiên nhẫn - sự tin tưởng và tôn trọng cần có thời gian để vun đắp.

Làm thế nào để trở thành cha/mẹ kế tốt? - Ảnh 1Phóng to

Ảnh minh họa

Hãy tôn trọng mối quan hệ của trẻ với cha/mẹ ruột. Đôi khi, trẻ sẽ có cảm giác trung thành xen lẫn áy náy với người cha/mẹ ruột đang không sống cùng trẻ nếu trẻ trở nên gần gũi với cha/mẹ kế. Dần dần, trẻ sẽ nhận thấy rằng rằng trẻ có thể có tình cảm với cả cha/mẹ kế.

Hãy lắng nghe những gì trẻ nói. Đừng nên áp đặt quan điểm của riêng của bạn mà bỏ qua suy nghĩ của trẻ. Trẻ cũng có cảm xúc và ý kiến riêng, mặc dù không phải lúc nào bạn cũng đồng ý với chúng.

Không nên thông qua trẻ để truyền tải các thông tin hoặc nhận thông tin "ngược lại" từ chồng/vợ. Không nên để trẻ biết những cuộc nói chuyện riêng của người lớn và nên tôn trọng sự trưởng thành về cảm xúc của trẻ.

Làm thế nào để trở thành cha/mẹ kế tốt? - Ảnh 2Phóng to

Ảnh minh họa

Không nên can thiệp vào mối quan hệ của trẻ với cha/mẹ ruột. Một số nhà tâm lý học cho rằng nếu bạn chỉ trích cha mẹ tức là bạn đã vô tình chỉ trích con. Trong tâm trí của một đứa trẻ, không có sự tách biệt giữa bản thân và cha mẹ. Nếu có thể, hãy nói những chuyện tốt về người cha/mẹ kia của trẻ và giữ kín những phê bình cho riêng mình.

Không nên sử dụng tiền để làm thay đổi mối quan hệ. Dùng tiền để thay đổi một mối quan hệ không bao giờ đảm bảo sẽ mang lại một kết quả tốt. Đôi khi các hoạt động gia đình đơn giản sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Chúng cũng giúp xây dựng bền vững mối quan hệ về lâu dài so với những biện pháp tốn kém kia.

Tránh trường hợp lúc nào bạn cũng đúng. Đôi khi nên để cho trẻ có cảm giác "chiến thắng" và chiếm vị thế quan trọng. Đôi khi cần giữ im lặng và học nghệ thuật "giữ bí mật”.

Tránh để sự nóng giận làm ảnh hưởng cuộc sống gia đình của bạn. Nóng giận với cha/mẹ ruột của trẻ không mang lại kết quả tốt. Hãy nhớ rằng điều gì cũng có hai mặt và có thể bạn chỉ biết một mặt của câu chuyện. Đôi khi, mối quan hệ của chồng/vợ bạn với vợ/chồng cũ không có ý nghĩa gì với bạn.

Hãy chăm sóc bản thân và các mối quan hệ của bạn. Những điều đơn giản như ăn uống tốt, tập thể dục thường xuyên, dành thời gian để thư giãn, quan tâm và hãy tận hưởng tất cả những điều tốt đẹp bạn đang có.

Nói chung, với những trẻ còn nhỏ, kỷ luật có vẻ dễ dàng hơn khi mối quan hệ mới được hình thành. Trẻ lớn hơn có thể thấy bực bội khi bị giám sát bởi một người không phải là cha/mẹ ruột của mình.

Hãy nhớ rằng bạn đang có một mối quan hệ với cha/mẹ ruột của trẻ và nên mở rộng tình cảm này với trẻ. Nhạy cảm và đối xử tốt với con riêng của chồng hoặc con riêng của vợ sẽ tạo dựng được lòng tin với trẻ. Trong giai đoạn đầu, không nên cố gắng thay thế cha/mẹ ruột của trẻ.

Trẻ nhỏ, ví dụ lứa tuổi mẫu giáo và nhỏ hơn, thường sẽ thể hiện cảm xúc của mình thông qua hành động. Những thay đổi trong cảm xúc, cáu kỉnh, khóc, ăn và ngủ thường là cách trẻ thể hiện sự không đồng ý mối quan hệ mới của cha mẹ. Trẻ lớn hơn có thể nói lên cảm xúc của mình. Câu nói: "Cháu không thích cô/chú, cháu không muốn cô/chú ở đây" là những câu nói thường thấy. Hiểu những phản ứng của trẻ là cách tốt nhất để biết trẻ đang cảm thấy như thế nào. Con riêng có thể cảm thấy cha/mẹ mới đang chiếm lĩnh sự quan tâm của cha/mẹ ruột của chúng; rằng chúng đang bị đẩy sang một bên và không còn là số một với cha/mẹ ruột chúng nữa. Trẻ thường cảm thấy sợ hãi, bị đe dọa, không còn quan trọng hoặc bị phản bội. 

Hãy luôn ủng hộ chồng/vợ mới của bạn nhưng nên tôn trọng ý kiến của cha/mẹ ruột của trẻ về những vấn đề liên quan tới trẻ bao gồm cả các vấn đề về sức khỏe, giáo dục, chăm sóc và kỷ luật.

Không nên quá nghiêm khắc, điều này sẽ khiến hình ảnh của bạn trở thành "cha/mẹ ghẻ độc ác". Hãy đưa ra các quyết định cùng nhau một cách công bằng, hợp lý, nhưng nên lưu ý rằng người thực hiện nên là cha/mẹ ruột của trẻ.

Nếu có thể, hãy có một cuộc trò chuyện với cha/mẹ ruột đang không sống cùng trẻ và đảm bảo rằng bạn không có ý định thay thế họ trong cuộc sống của trẻ. Thực hiện những gì bạn đã lên kế hoạch như đưa đón trẻ, sắp xếp chăm sóc trẻ.

Thiết lập các nguyên tắc cơ bản cho gia đình và cuộc sống gia đình. Khi mọi người đều tuân thủ, cuộc sống sẽ trở nên dễ chịu hơn. Nguyên tắc này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và được bảo vệ - trẻ cũng thấy thoải mái hơn vì không mất nhiều thời gian để thỏa thuận. Hãy suy nghĩ về việc bắt đầu truyền thống mới. Lễ nghi giúp ràng buộc gia đình, tạo ra cảm giác quan trọng và có ý nghĩa. Hỏi trẻ những gì trẻ muốn làm sẽ giúp "gắn kết" gia đình mới.

Công bằng với trẻ. Nếu trẻ thấy có sự không công bằng, chúng sẽ phản ứng ngay. Ngay cả khi bạn cảm thấy rất khó khăn để kết thân với con riêng của chồng/vợ, chúng vẫn đáng được tôn trọng. Bạn là người lớn, có khả năng hiểu biết sâu hơn và nên đồng cảm hơn trẻ.

Trở thành người hòa giải giữa trẻ với cha/mẹ ruột của chúng. Ngăn cản mối quan hệ đó sẽ chỉ làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khi bạn không đồng ý với những gì đang xảy ra, tôn trọng sự lựa chọn cá nhân của họ trong việc đưa ra quyết định cho trẻ.

Hãy trở hành một hình mẫu tích cực. Nếu bạn là người khác phái với trẻ, sức ảnh hưởng của bạn sẽ rất mạnh. Trẻ em luôn tiếp thu và quan sát mọi thứ xung quanh. Tôn trọng chồng/vợ bạn, không nên để trẻ cảm thấy chúng cần bảo vệ cha/mẹ ruột của chúng.

Hãy làm cho cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn. Chia sẻ công việc gia đình, tài chính, thay đổi trường học và chăm sóc trẻ, tất cả công việc của cuộc sống gia đình. Thêm căng thẳng sẽ chỉ khiến cuộc sống của mọi người trở nên áp lực hơn. Bạn cần nỗ lực và lên kế hoạch cho việc này.

Trong cuộc sống, có nhiều lý do khiến người bố hoặc người mẹ buộc phải đi bước nữa. Sự thay đổi trong gia đình luôn có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Khi bố hoặc mẹ đi bước nữa, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc phải tuân thủ những nguyên tắc mới và thiết lập những thói quen mới. Khi gia đình xuất hiện thành viên mới thì trẻ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, lo lắng và không thoải mái. Bọn trẻ không chỉ tỏ ra thờ ơ, xa lánh mà thậm chí còn căm ghét người thứ ba xuất hiện trong gia đình chúng, làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày của chúng, tranh giành, cướp đoạt tình yêu thương lẽ ra chỉ chúng mới được hưởng. Vì thế, đôi khi con bạn rất hỗn với cha.

Để có thể chung sống hòa bình với con trẻ, điều quan trọng nhất mà các bố dượng, mẹ kế phải làm được đó là hãy coi chúng như con của mình. Con đường chinh phục tình cảm ngắn nhất, hiệu quả nhất là con đường từ trái tim đến trái tim. Cũng như mọi điều tốt đẹp khác trên đời, chẳng mấy khi từ đâu rơi xuống mà phần lớn do chúng ta tạo dựng lên. Trong đó, người đóng vai trò quyết định - cái gạch nối không thể thiếu trong mối quan hệ song phương này - không ai khác hơn là người mẹ - người vợ.

Về mâu thuẫn của hai vợ chồng khi luôn khắc khẩu và mất niềm tin, điều này bạn cần cố gắng học cách giữ bình tĩnh. Thông thường mỗi khi có điều gì không hài lòng, phật ý chúng ta dễ có thái độ phản kháng, hoặc thể hiện ngay thái độ tức khắc nhưng chính sự nóng vội lại khiến hai người cãi vã nhau. Vì thế một trong hai người nhún nhường, im lặng và chờ đợi lúc bình tĩnh để nói chuyện sẽ giúp những cuộc cãi vã bớt căng thẳng.

Hằng Thanh (T/h)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý