Những lưu ý để thúc sữa về thật nhanh sau sinh

baybeface1 baybeface1 @baybeface1

Những lưu ý để thúc sữa về thật nhanh sau sinh

Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bé. Vậy làm sao thúc sữa đúng cách để có nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé?

26/06/2016 02:22 PM
4,958

Thực tế không phải mẹ nào cũng có nhiều và đủ sữa cho con bú, thế nên làm sao thúc sữa về thật nhiều là điều khiến các mẹ rất đau đầu.Vậy thời gian nào lý tưởng nhất để bắt đầu thúc sữa? Hỗ trợ thúc sữa bằng ăn uống ra sao?

1. Thời gian và trình tự thúc sữa

Cho bé bú ngay sau sinh

Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ, thông qua việc cho bé bú càng sớmthì lượng sữa mẹ có thể tiết ra càng nhiều. Quá trình “hút” của bé có thể kích thích nội tiết tố tiết ra trong cơ thể mẹ, thúc đẩy tuyến sữa.

Trong vòng 24 giờ sau sinh và trong 3 ngày tiếp theo tiến hành mát xa bầu vú

Những ngày đầu tiên sau sinh là thời gian tốt nhất để thực hiện mát xa bầu vú, hỗ trợ thúc sữa. Trước khi mát xa, mẹ nên chườm nóng bầu vú, nhất là những nơi căng cứng để giảm đau đớn khi mát xa.

Ngày thứ ba sau sinh có thể ăn canh thúc sữa

Dùng canh thúc sữa quá sớm sẽ khiến sữa tiết ra quá nhiều và quá nhanh, bé sơ sinh bú không hết không những lãng phí mà còn khiến ống dẫn sữa của mẹ dễbị tắc nghẽn, gây sưng và đau bầu vú. Tuy nhiên nếu ăn canh thúc sữa quá trễ thì lại khiến sữa tiết ra chậm và ít, em bé không đủ sữa, mẹ lại căng thẳngtừ đó dẫn đến sữa ít hơn, hình thành cái vòng lẩn quẩn gây khó khăn cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, tốt nhất là trong ngày thứ ba sau sinh, bạn đã có thể bắt đầu chế biến khẩu phần ăn có các món canh thúc sữa.

Những món ăn lợi sữa

Các món ăn thúc sữa rất đa dạng, mẹ có thể căn cứ theo khẩu vị của mình để lựa chọn thực đơn phù hợp. Trong đó, món canh thúc sữa rất dễ ăn và thực hiện cũng đơn giản.

Canh giò heo, đậu phộng

Nguyên liệu: Giò heo 2 cái, đậu phộng 150gr, muối, gia vị

Thực hiện: Giò heo cạo bỏ lông và móng, rửa sạch, hầm mềm cùng với đậu phộng, nêm muối, gia vị vừa ăn.

Đậu phộng ích khí, bổ huyết, dịu dạ dày; giò heo cũng có tác dụng bổ máu, thông sữa, giúp mẹ tăng tiết sữa cho bé bú.

Canh đậu hũ, rượu nếp

Nguyên liệu: Đậu hũ 150gr, đường vàng 50gr, rượu nếp 50gr

Thực hiện: Đậu hũ, đường vàng nấu với nước cho đến khi đường tan, thêm rượu nếp vào nấu thêm vài phút cho sôi thì tắt bếp.

Ngoài hai món canh trên, mẹ cũng có thể thực hiện những món ăn thúc sữa khác như canh đu đủnấu tôm, canh cá chép, cháo cá chép, cháo đậu phộng, vỏ bí đao nấu cá mè…

Ba loại trái cây mẹ không nên ăn khi cho con bú

Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, bên cạnh việc thúc sữa sau sinh, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, trong đó có vitamin, mà phần nhiều có trong các loại trái cây hằng ngày. Tuy nhiên, có những loại quả mẹ không nên ăn để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Không ăn trái cây lạnh:

Mùa nóng ăn trái cây lạnh là điều tuyệt vời với hầu hết mọi người, tuy nhiên mẹ đang cho con bú thì nên tránh món khoái khẩu này. Nếu thật sự muốn ăn thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ, đặc biệt khi vừa lấy từ tủ lạnh ra nên để bên ngoài khoảng nửa giờ rồi mới ăn, để tránh ảnh hưởng hệ tiêu hóa của mẹ lẫn chất lượng sữa cho bé bú, mẹ ăn nhiều trái cây lạnh dễ khiến bé bị đau bụng.

Không ăn trái cây tính hàn:

Đa số trái cây mùa hè lại thuộc tính hàn, chẳng hạn như dưa hấu, lê, kiwi, xoài, bưởi v.v… Mẹ ăn nhiều trái cây này dễ bị tiêu hóa không tốt, còn có thể khiến bé bú sữa mẹ dễ bị tiêu chảy.Không ăn trái cây tính nhiệt: Các loại quả như sơn tra, đào, lựu, vải v.v… đều thuộc trái cây tính nhiệt, mẹ ăn nhiều dễ bị nhiệt trong người.

Mẹ nên ăn trái cây nào trong thời kỳ cho con bú

Các loại trái cây trung tính như nho, táo, nhãn, ô mai, quả hạnh v.v… đều có thể bổ sung hằng ngày trong khẩu phần ăn của mẹ. Đặc biệt, táo là loại quả lý tưởng hơn hết, vị chua ngọt dễ ăn, dinh dưỡng phong phú, giàu vitamin và thậm chí còn có thể hỗ trợ cho mẹ giảm cân sau sinh.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý