NSND Lê Khanh - Bắt đầu có khái niệm về khoảng trống

biettuot biettuot @biettuot

NSND Lê Khanh - Bắt đầu có khái niệm về khoảng trống

“Đã tìm thấy nơi lấp đầy những khoảng trống tinh thần của tôi”, chia sẻ gần đây của nsnd lê khanh một người phụ nữ hà nội điển hình khiến nhiều người phải tò mò.

02/12/2011 12:00 PM
14,869

Chào NSND Lê Khanh, các con đang ở tuổi mới lớn, đã bao giờ các con khiến chị phải phiền lòng?

Cũng thường xuyên đấy, vì các cháu đang tuổi giao thời giữa bé và lớn, bắt đầu có những cái lí của riêng mình. Ví dụ văn hóa mặc, văn hóa ăn, gu thưởng thức âm nhạc, khẩu khí, ngôn ngữ trong giao tiếp của các con nhiều cái khiến tôi bị choáng.

Có những từ tắt ở máy tính, điện thoại, tôi thấy bức xúc và thấy nó không hay. Cái gì cũng cần chuẩn mực, tiếng Việt phong phú vì nó giàu ý nghĩa, chữ nổi thì như vậy nhưng ngầm ý hiểu thì phong phú, người Việt mình duy tình, nói cứ sổ toẹt ra là mình thấy chán. Ngôn ngữ và cách nói của con trẻ bây giờ cũng là vấn đề làm thế giới tâm hồn của các con nông cạn, không phong phú, ít lãng mạn, cái gì nó cũng gần đến khái niệm nhanh, luôn và gấp gáp.

Nhưng biết làm thế nào bây giờ, chỉ mong làm cách nào để các con phân biệt được chữ đẹp, chữ đẹp này tồn tại trong chuỗi hành trình sự sống. Chúng tôi không bao giờ bỏ qua cơ hội đi du lịch khi có điều kiện để các con cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp trong văn hóa ứng xử giữa người với người. Dần dần, niềm đam mê hưởng thụ cái đẹp trở thành nhu cầu tự nhiên và truyền sang cả các con.
 
NSND Lê Khanh

Phải chăng những chuyến đi là cách để gia đình chị tìm được tiếng nói chung?

Tình yêu trong cuộc sống không phải là quy hoạch, tình yêu phải là tự nguyện. Trong cuộc sống bố mẹ là bạn của con, trong một chừng mực nào đấy nghe được tiếng nói của nhau, hơn ai hết người cha người mẹ phải có những hình thức để môi trường sống cộng đồng gia đình được duy trì. Tất cả những hình ảnh trên các cung đường mà gia đình trải qua như đường Trường Sơn đẹp như thế nào, ăn Tết ở Sapa mịt mù mây khói ra làm sao, đón giao thừa ở sông Hương như thế nào, về sau này chính những cái đó các con sẽ tích tụ ở trong tâm trí và biết yêu cái đẹp.

Hơn nữa, trong cuộc sống của người Việt mình bắt đầu có khái niệm khoảng trống, khoảng trống không gian sống, môi trường sống, khoảng trống trong kiến trúc. Đặc biệt với những người sống ở những nơi chật hẹp, nhu cầu phải có những khoảng sống để người ta hưởng thụ cuộc sống sau. Để vận hành cuộc sống của mình, tiếp tục tồn tại.

Nơi đâu được coi là điểm đến yêu thích của gia đình chị?

Các con tôi thích Đà Nẵng, Hội An, tôi cũng vậy. Hội An xinh quá và con người hiền hậu lắm. Tại sao tôi cứ thích lối kiến trúc ở Hội An vì nó rất giống những ngôi nhà cổ của Hàng Cân và 36 phố phường của Hà Nội. Cái tinh thần Hà Nội có ở trong đó rồi. Tôi cứ hay đùa anh Thanh là một ngày thấy tôi mất tích thì về Hội An mà tìm.

Nhưng cuộc sống ở Hội An hơi tĩnh, nó thiếu một cái gì đó hiện đại. Muốn tìm hơi thở hiện đại thì có Đà Nẵng. Đà Nẵng gần Hội An, gần Huế. Hơn nữa một cung đường mình đi nó ở giữa đất nước, không xa quá. Một may mắn đối với tôi ngoài những công việc quen thuộc, hiện nay tôi còn đang đảm nhiệm vai trò đại sứ hình ảnh cho một dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp.  

 

Hình như trong con người chị, luôn có sự trăn trở về cái đẹp?

Tháng 9/1995, tôi diễn vở kịch Vũ Như Tô của cố nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói về sự nghiệp không thành của một kiến trúc sư. Lúc đó, tôi không hiểu hết ý nghĩa của vở kịch nhưng khi càng có tuổi, càng có sự trải nghiệm mới thấm thía được, mình có một chút gì đấy chạnh lòng. Tại sao mình không giữ được những công trình kiến trúc thể hiện trí tuệ cao cả của người Việt?

Ngày đó có một người cung nữ bị bỏ quên tên là Đan Thiềm. Bà vào cung bao năm nhưng chẳng bao giờ được vua vời. Bà ấy biết được cái tài giỏi của Vũ Như Tô, bà dám lấy sự sống của mình ra đánh cược với nhà vua là sẽ thuyết phục được Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. Cái lý của bà làm mọi người ngỡ ngàng vì trước đó Vũ Như Tô thề rằng thà ông chu di cửu tộc còn hơn xây đài cho bọn vua chúa ăn chơi trác táng.

Đan Thiềm chỉ nói với Vũ Như Tô như thế này: “Ông là người có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non song đất nước, không nên để mục nát với cây cỏ. Ông không có tiền, ông không thể xây một tòa đài như ý nguyện. Vậy chấp kinh thì phải tòng quyền, ông mượn tay vua hồng thuận để xây một tòa đài cao cả, đời người rồi sẽ qua đi nhưng sự nghiệp của ông sẽ còn lại muôn đời, non song nghìn thu được hãnh diện, không phải hổ thẹn với những cung điện đẹp của nước ngoài thế là đủ, rồi hậu thế xét công cho ông và nhớ ơn ông mãi mãi. Ông hãy nghe tôi hãy biến đất Thăng Long này thành kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian”.

Và thời đại bây giờ là cơ hội cho những nhà kiến trúc, những người tài, người hiền của đất nước mình hơn lúc nào hết cần kiến thiết đất nước.
 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý