Rơi từ giàn giáo tầng 24 tòa nhà, nam công nhân tử vong

daikieu daikieu @daikieu

Rơi từ giàn giáo tầng 24 tòa nhà, nam công nhân tử vong

Đang làm việc trên giàn giáo tầng 24 một công trình, nam công nhân bất ngờ rơi xuống trúng mái nhà phía dưới tử vong tại chỗ.

25/11/2016 09:49 PM
128

(ĐSPL) – Đang làm việc trên giàn giáo tầng 24 một công trình, nam công nhân bất ngờ rơi xuống trúng mái nhà phía dưới tử vong tại chỗ.

Báo Tiền phong thông tin, vào khoảng 13h ngày 25/11, nam công nhân đang làm việc tại khu vực giàn giáo ở tầng 24 toà nhà Thăng Long số 21 đường Lê Đức Thọ (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thì bất ngờ rơi xuống một ngôi nhà cao tầng ở gần đó dẫn đến tử vong.

Rơi từ giàn giáo tầng 24 tòa nhà, nam công nhân tử vong - Ảnh 1

Nhiều người dân theo dõi sự việc. Ảnh: Tiền phong

Vietnamnet dẫn lời ông Chu Văn Đức, đội trưởng đội thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm xác nhận, công nhân này ra ngoài tháo giàn giáo và rơi xuống.

Đến 15h40, thi thể nạn nhân được đưa ra ngoài hiện trường. Thông tin ban đầu, nam thanh niên gặp nạn 24 tuổi, quê ở Hòa Bình.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường tiến hành điều tra, làm rõ.

Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.

Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tai nạn lao động, theo đó: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.”

Theo Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động: “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động với người bị tai nạn lao động

Điều 144 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Ngọc Linh (tổng hợp)

Nguồn: Tinnhanhonline.vn
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý