Sự thật người con gái tuyệt sắc Miền Tây bốn đời chồng vẫn còn trinh tiết

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Sự thật người con gái tuyệt sắc Miền Tây bốn đời chồng vẫn còn trinh tiết

Bây giờ, ở miền sông nước, có nhiều lời đồn, câu chuyện kể giống như tiểu thuyết, đó là vào đầu thập niên 1920, có một người con gái tuổi dần tuy đã qua 4 đời chồng mà vẫn còn trinh tiết. Nhiều người thắc mắc, chuyện về người con gái trên chỉ là lời đồn hay có thật, chúng tôi đã tìm ra manh mối về nguyên mẫu của cô gái bất hạnh đó. Đây chính là số phận chịu ảnh hưởng rất nặng nề của phong tục coi mặt lấy chồng của người dân miền Tây và số phận bi thảm của người con gái tuổi được cho là sát chồng qua miệng lưỡi người đời.

09/11/2011 01:50 PM
80,244


Một đám cưới miền sông nước

Bi kịch 4 lần lấy chồng vẫn ở không

Về lại dòng sông Bảo Định (TP. Tân An, tỉnh Long An) nối liền sông Tiền và sông Vàm Cỏ, xẻ dọc đôi bờ chia nhánh xuông về miền biển đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây, một thời ghi dấu ấn khó phai về người thiếu nữ Tư Thảo sắc nước hương trời nhưng lại mang số kiếp tủi nhục với 4 lần sang ngang. Sở dĩ người ta cho rằng, cô Thảo qua 4 lần lấy chồng rồi mà vẫn còn trinh vì vào thời đó, theo phong tục người dân miền Tây thì con gái sau khi xem mắt coi như đã lấy chồng. Vì thế, cô Tư Thảo đã có 4 lần coi mặt qua bà mai nhưng chưa lần nào được hưởng trọn vẹn hạnh phúc của đêm tân hôn. Chú rể vì nhiều lý do mà bỏ mình trước ngày cười khiến cô Thảo chưa làm dâu đã thành góa phụ, mang tiếng là có chồng.

Gia đình cô Tư Thảo thuộc hàng khá giả trong làng, cô Thảo sinh năm 1902, là một người con gái vừa đẹp người lại đẹp nết, được nhiều chàng trai theo đuổi. Vậy mà cô chưa bao giờ cảm nhận được hạnh phúc dù chỉ một ngày làm vợ người ta. Một lần lỡ đò, cô chợt chạnh lòng, lần thứ 2 chồng chưa cưới chết một cách thảm thương ngay trước ngày cưới. Và những lần tiếp theo cũng một điệp khúc như trò chơi của định mệnh, như lá số ông trời áp đặt cho những người con trai muốn tiến tới hôn nhân với cô gái tuổi dần này.

Cô Thảo và mẹ đã ăn chay trường đúng một năm và lên chùa cúng vái cho giảm bớt cái hạn đeo bám. Mỗi lần lỡ cuộc hôn nhân nào, cô Thảo lại buồn bã, sống thu mình trong nhà, không dám bước ra ngoài đường nhìn mặt mọi người. Chuyện của cô đã lan truyền từ người này qua người kia, đến cả vùng miền Tây đều nghe tiếng thiên hạ đồn đoán. Cô Thảo đau khổ tột cùng, vừa xấu hổ vừa mang tiếng sát chồng. Cô xin ba mẹ cho về Đồng Nai làm nghề may mặc và lập nghiệp ở đó vì ở quê nhà cô hầu như đã bị mọi người biệt lập. Ba mẹ cô thương con, không muốn cho cô rời quê nhưng đành chấp nhận cho cô đi vì nếu giữ cô ở lại thì cả đời cô không thể lấy được chồng và cũng chẳng có người con trai nào dám thành gia thất với cô.

Những chàng rể yểu mệnh


Nhà cô Thảo ở ngay bên kia sông qua một chiếc cầu Đúc là tới. Buổi sáng đẹp trời cách nay gần thế kỉ, có một đám cưới diễn ra ngay trên dòng sông Bảo Định. Chú rể ở miệt Thủ Thừa, họ đi đón dâu bằng ngựa xuống Thành phố Tân An rồi thuê xuồng chở qua sông đón dâu. Đám cưới tổ chức linh đình, kèn, pháo rộn ràng, người người đua chen chúc tụng. Đoàn người đón dâu khoảng 30 người, họ chia làm 3 xuồng hướng nhà gái thẳng tiến. Chiếc đi đầu gồm bà mai, ba mẹ chú rể và những người trưởng tộc, đại diện họ nhà trai. Chiếc thứ hai chở chú rể và đội bưng lễ. Chiếc cuối cùng là bà con, bạn bè thân thuộc nhà trai. Dòng sông tuy không rộng nhưng dòng nước chảy xiết mạnh. Cánh chèo đò phải cật lực chèo để giữ thăng bằng và đưa xuồng qua sông.

Khi chiếc thứ nhất chở bà mai và đại diện cập bến thì tiếng pháo đám cưới nổ vang chào mừng hai họ. Trên chiếc xuồng thứ haiK, một thanh niên do giật mình vì tiếng pháo nổ lớn bất ngờ quá nên bị chao đảo làm cho xuồng cũng ngả nghiêng theo. Khi không còn thăng bằng nữa thì xuồng bị lật. Mọi người ngã nhào xuống sông. Lúc ấy chỉ cách bờ chừng 10m, lập tức trai làng nhảy xuống cứu những người bị chìm, mọi người được cứu cả nhưng chẳng may một thanh niên và chú rể thì bị dòng xoáy nhấn chìm xuống đáy sông mất tích. Hơn một ngày sau, xác chú rể nổi lên ở sông Vàm Cỏ Tây cách đó chừng hơn cây số. Vậy là đám cưới trở thành đám tang với những tiếng khóc ai oán, tỉ tê của người thân chú rể. Cô Tư Thảo tuy chưa một lần bái tổ tiên nhưng cũng về nhà chịu tang chồng. Sau đó 3 tháng, cô Thảo xin phép nhà chồng cho cô xả tang để về nhà với bố mẹ đẻ.

Lần thứ hai là một chàng trai người Bến Lức, mặc áo khăn dài được bà mai và cha mẹ đưa tới Tân An để coi mắt người con gái. Theo tập tục của người dân Nam Bộ thì sau khi bà mai gặp gỡ gia đình đôi bên để thỏa thuận. Nếu sau khi coi mắt mà hai bên đồng ý thì sẽ tiến tới chuyện nhà trai sang bỏ rượu rồi đám hỏi và một năm hoặc hơn thì tổ chức lễ cưới. Sau chuyến coi mắt ưng ý, nhà trai ra về chờ ngày báo hỷ. Bà mai hí hửng vì lần này trai tài đã bén duyên với gái sắc. Nhưng khi bà mai chưa bước ra khỏi nhà cô Tư Thảo thì nghe được hung tin, chú rể bị tai nạn tàu hỏa đụng bật ra ngoài gây chấn thương sọ não. Thời bấy giờ y học không phát triển như ngày nay nên sau thời gian hôn mê, chú rể đã vĩnh viễn ra đi. Cô Thảo ở tuổi 17 đã trải qua 2 đời chồng mà vẫn chưa một lần được hưởng hạnh phúc.

Chàng rể thứ 3 thì lại chết một cách oái oăm. Số là lần đó, sau khi đi coi mặt, làm lễ ăn hỏi xong rồi chỉ chờ ngày cưới vợ đẹp nữa là êm ấm. Một lần, chú rể đi xem đá banh và chết một cách đột ngột khiến mọi người không tin là sự thật. Hai đội đang hăng say đấu đá bất phân thắng bại thì trái banh văng ra ngoài xa. Chú rể xung phong chạy đi nhặt banh nhưng khi vừa cầm trái banh lên thì anh ta đứng khựng lại như trời trồng. Mọi người kêu gọi, hối thúc đưa banh vào sân để tiếp tục đá cũng không thấy động tĩnh gì. Bực mình, một thanh niên chạy tới định giật lấy trái banh thì phát hiện bạn mình cứng đơ người, mồm há hốc, bọt miệng trào ra trắng xóa, anh ta đã chết từ lúc nào.

Khoảng vài năm sau, có một chàng trai quê Kiên Giang đã luống tuổi nhưng chưa có vợ được sự mai mối nên biết tới cô Thảo. Anh tràng này tuy ở xa nhưng cũng biết thông tin về cô Tư nhưng anh vốn không tin vào mê tín nên quyết thử vận may một phen. Gia đình cô Thảo lúc đầu thấy ái ngại nhưng trước sự nhiệt thành của nhà trai nên cũng gật đầu ưng ý. Lễ coi mặt diễn ra chóng vánh, trai ưng, gái thuận. Lần này, họ phá lệ, ăn hỏi xong 3 tháng sẽ tổ chức đám cưới luôn chứ không chờ phải 1 năm như tập tục. Ngày đám hỏi, nhà trai kéo về nhà gái rất đông. Họ uống rượu, chức mừng và cũng hồi hộp chờ đợi xem có sự cố nào đối với chú rể không. Tiệc mừng tan, trai làng say khướt riêng chú rể vẫn tỉnh táo và còn đưa hết các bạn bè của mình về tận nhà. Một ngày trôi qua êm đẹp, không xảy ra điều xấu như một số người vẫn tiên đoán. Chú rể sau một cuộc vui, thỏa mãn vì chuẩn bị cưới được vợ đẹp lại hiền nên đặt mình xuống là ngủ rất say. Sáng sớm hôm sau, khi mặt trời đã lên cao mà chú rể vẫn chưa dậy, đứa em gái vào buồng lay gọi anh trai dậy thì hỡi ôi, ông anh đã chết từ bao giờ, người cứng đờ, lạnh cóng. Người ta bảo do tối hôm trước anh ta uống rượu nhiều về ngủ lại không đóng cửa sổ nên trúng gió chết.

Vậy là qua 4 lần làm cô dâu, chuẩn bị về nhà chồng thì tai nạn thương tâm sẩy ra. Cô Tư Thảo từ ngày đó không còn thấy xuất hiện trong làng nữa. Người ta kể lại, cô xin gia đình cho đi làm ăn xa và từ đó không thấy cô quay trở về làng. Rõ ràng đó chỉ là sự ngẫu nhiên và một phần người vùng sông nước còn nặng nề những tập tục cổ hủ khó thay đổi. Ngày nay, khi cuộc sống mới, những người con gái vùng sông nước này không phải chịu cái cảnh sát phu để rồi chịu tiếng oan muôn đời như Tư Thảo.


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý