Tuấn Anh - Đời tôi may mắn có Tân Nhàn

msstit msstit @msstit

Tuấn Anh - Đời tôi may mắn có Tân Nhàn

Trải qua những thăng trầm của cuộc sống gia đình, ca sĩ Tuấn Anh hiểu, cuộc sống của một tổ ấm quan trọng nhất là có người phụ nữ đứng sau. Anh dành những lời tốt đẹp nhất để nói về vợ mình, ca sĩ Tân Nhàn, người đã chăm lo cho anh và cậu con trai từ những điều nhỏ nhặt nhất.

08/03/2011 08:27 AM
7,079

Khi anh đạt giải nhất thính phòng nhạc kịch 2008 là lúc anh mới trở thành một giảng viên Đại học. Vậy anh rèn luyện giọng hát ra sao?

Tôi dạy ở khoa Tại chức và đào tạo liên kết của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Trung Ương còn Nhàn dạy khoa Văn hóa Nghệ thuật cũng của trường. Là một giáo viên 8x, tôi luôn muốn giữ gìn và đưa đến người nghe những ca khúc cách mạng, đó là những ca khúc này mang tính chất thính phòng rất đặc trưng.

Mô tả ảnh.

Vợ chồng Tuấn Anh - Tân Nhàn

Cho đến thời điểm bây giờ, mỗi khi lên lớp, tôi vừa là người thầy, nhưng cũng có vai trò như một sinh viên. Có những chỗ tôi thấy mình chưa được, thì vừa tự sửa cho mình, vừa sửa cho sinh viên, sau đó lại về nhà tự xem lại mình xem đã chuẩn hay chưa. Vừa làm thầy, đôi khi cũng làm trò. Đến nay trong tâm niệm của Tuấn Anh đứng trên bục giảng luôn nói với sinh viên phải có niềm đam mê.

Công việc của anh hay phải đi dạy ở các tỉnh, vậy quỹ thời gian của anh ra sao dành cho gia đình?

Tôi vừa đi dạy, vẫn vừa đi diễn nhưng thực ra so với vợ thì tôi ít tiếp xúc với sân khấu hơn. Tôi hay phải đi công tác. Đầu tuần dạy ở Hà Nội, cuối tuần phải đi Thanh Hóa, Hạ Long, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Bình... để dạy.

Con trai tôi tên khai sinh là Nguyễn Tuấn Minh, ở nhà gọi là cu Bi. Tôi luôn có suy nghĩ là mình phải hoàn thành tốt công việc ở trường và vì vậy tôi mới tập trung để lấy bằng thạc sĩ.

Từ khi có gia đình, tôi đi xa nhiều khi con còn nhỏ, ít có thời gian chăm con nên ở nhà vợ tôi rất vất vả. Rất may cho tôi là có một cô vợ đảm đang, cùng nghề, cùng ngành nên rất thông cảm, tạo điều kiện cho chồng. Mọi thứ trong nhà đều do tay cô ấy làm hết. Tôi muốn chăm con thì phải tranh thủ ngoài lúc đi dạy, bạn bè, nhưng cũng chỉ giúp được cho vợ tí chút.

Trong cuộc thi hát thính phòng nhạc kịch, Tân Nhàn không tham gia, phải chăng vì không muốn "đụng" chồng?

Trong cuộc thi thính phòng nhạc kịch 2008 có rất nhiều giọng ca tốt tham dự. Vì vậy, muốn thi phải có thời gian tập luyện ít nhất 1-2 năm, chứ không chỉ đơn thuần như mọi người thấy là đứng trên sân khấu hát vài bài. Quá trình tập luyện rất công phu, đòi hỏi phải dành toàn bộ công sức, thời gian, tâm huyết. Lần đó, Nhàn cũng muốn thi nhưng thực sự cô ấy đã hi sinh. Cô ấy nói với tôi: "Anh cứ tập trung cho việc thi cử, còn chăm con thì để em!". Tôi rất cảm động.

Vì vậy, tôi chưa tính đến chuyện ra album riêng của mình. Tôi nghĩ, vợ mình đã đỡ đần cho mình mọi công việc của gia đình rồi thì tôi tất cả vì vợ một chút. Do vậy tôi luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho Tân Nhàn ra album.

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.

 

Anh từng ao ước làm công an, vậy sao cuối cùng lại đi theo âm nhạc?

Thực ra tôi đã thích theo nghề công an lắm, không biết tại sao, nhưng mỗi khi nhìn các lực lượng an ninh mặc quân phục, tôi rất ngưỡng mộ. Nhưng với con đường âm nhạc, tôi lại có cái duyên từ nhỏ, nhờ có mẹ là người trong nghề. Khi tôi mới 4-5 tuổi, mẹ tôi là diễn viên đoàn chèo, mẹ đi đâu cũng cho tôi đi, do vậy, từ bé tôi đã thuộc nhiều bài chèo. Và yêu thích ca hát cũng bắt đầu từ đó.

Qua trải nghiệm của anh, anh thấy dòng nhạc này đòi hỏi những gì?


Dòng nhạc này mang tính học thuật, không phải một sớm một chiều có thể hát tốt. Hát nhạc thính phòng phải có một chất thép, nội lực trong người và cũng đòi hỏi cảm xúc rất nhiều. Từ năm 2000, tôi chính thức bước hẳn theo con đường thanh nhạc, được sự quan tâm của các thầy cô, đặc biệt là thầy Trung Kiên, đã phát hiện ra giọng hát của tôi đã có cơ bản, rồi trau chuốt, tập luyện thực sự nghiêm túc, giọng hát của tôi tốt dần lên.

Năm 2003, tôi được giải khuyến khích Sao Mai. Nhưng tự so với các thí sinh khác, tôi thấy bản thân vẫn có nhiều nhược điểm, vì vậy tôi tự tìm tòi, quyết tâm đi theo con đường thính phòng này. Từ 2003 đến 2009, tôi vẫn tiếp tục theo đuổi học tập để hát được nhạc thính phòng cổ điển một cách thực thụ. Tôi cũng nghe đĩa, tập luyện, học hỏi các anh chị đi trước để khắc phục các hạn chế của mình.

Anh phải mất tới 9 năm để học, nhưng so với các sao thị trường hiện nay, tên tuổi của anh và các ca sĩ cùng dòng luôn có phần "lép vế". Có khi nào anh thấy ngậm ngùi về điều đó?

Đúng là dòng nhạc này hiện nay rất ít người quan tâm. Khi diễn một vở opera chuyên nghiệp mất rất nhiều thời gian tập luyện, tới hàng năm trời, rất khó và cũng rất kén người, nhưng khán giả thực sự lại không nhiều.

Dòng nhạc dân gian mà Tân Nhàn đang theo đuổi cũng đòi hỏi sự rèn nghề rất nghiêm ngặt. Muốn có chỗ đứng trong dòng nhạc thính phòng thì phải rất lâu dài. Tôi đã quen với điều này và rất bình thản.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý